Ở Việt Nam, ngành dầu khí bắt đầu được phát triển từ những năm 1970, với việc khai thác các mỏ dầu ở vùng biển phía Nam và phía Bắc. Trong bài viết sau đây của Hoc365, hãy cùng xem bài giải trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta nhé!
Phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?
Tìm hiểu điều kiện và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nước ta ngay sau đây!
Điều kiện phát triển
- Nước ta có cùng biển và thềm lục địa rộng lớn, có triển vọng phát triển dầu khí lớn.
- Nước ta có các bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu khí ở thềm lục địa nước ta, trữ lượng vài tỷ tấn và hàng trăm tỷ m³ khí.
- 8 bể trầm tích là sông Hồng, Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính – Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu – Mã Lai, trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
- Các mỏ dầu khí ở nước ta được phát hiện và khai thác từ lòng đất dưới đáy biển khu vực thềm lục địa phía Nam.
- Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m³ dầu quy đổi và gần đây mở rộng tìm kiếm phát hiện nhiều mỏ mới.
Hiện trạng phát triển
- Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
- Dầu mỏ được dùng cho xuất khẩu là cơ sở để hình thành công nghiệp lọc – hóa dầu.
- Các thùng dầu đầu tiên được khai thác vào năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liên tục hàng năm.
- Các nhà máy lọc hóa dầu như Vân Phong, Dung Quất đã góp phần nâng cao giá trị và sự đa dạng các sản phẩm dầu mỏ: sản xuất chất dẻo, cao su, hóa chất,…
- Khí tự nhiên đang được khai thác, dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các nhà máy tuabin của nhà máy điện Phú Mỹ, Cà Mau. Ngoài ra, khi còn được dùng để sản xuất phân đạm.
- Các mỏ dầu khí đang được khai thác là: Rạng Đông, Bạch Hổ, Đại Hùng, Hồng Ngọc, các mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải.
Câu hỏi trắc nghiệm liên quan Địa lý 12 Bài 27
Câu 1: Hải bề trầm tích có triển vọng vè trữ liệu và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là:
A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa.
C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh.
D. Bể Malai – Thổ Châu và bể Vũng Mây –Tư Chính.
Câu 2: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là:
A. Hồng Ngọc
B. Rạng Đông
C. Rồng
D. Bạch Hổ
Câu 3: Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để
A. Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
B. Dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước.
C. Xuất khẩu thu ngoại tệ.
D. Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
Câu 4 : Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm:
A. 1986
B. 1990
C. 1991
D. 1996
Hoc365 vừa phân tích điều kiện và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta chi tiết đến bạn. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên để lại đánh giá 5 sao để ủng hộ chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?