Nhờ có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, Đông Nam Bộ đã và đang trở thành khu vực thu hút lượng lớn lao động trên cả nước. Trong bài viết này, Hoc365 mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. Đừng bỏ lỡ nhé.
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Nguồn lao động dồi dào chính là một trong những nguyên nhân giúp cho Đông Nam Bộ phát triển các ngành dịch vụ. Theo đó, nhờ có chính sách phát triển phù hợp và điều kiện kinh tế vượt bậc nên Đông Nam Nam Bộ thu hút mạnh mẽ lao động trên cả nước.
Điều kiện kinh tế
- Đông Nam Bộ có nền kinh tế phát triển năng động và được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.
- Nền kinh tế hiện tại đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu các ngành nghề phát triển đa dạng. Do đó, người lao động dễ dàng tìm được việc làm, có mức thu nhập ổn định.
- Khu vực này tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ, qua đó thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, đòi hỏi một lượng lớn lao động, đặc biệt là những người có trình độ chuyên môn cao.
Chính sách dành cho người lao động
Nhiều địa phương cung cấp những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho người lao động, đặc biệt là đối với lao động có trình độ kỹ thuật tốt. Vì vậy, nguồn nhân lực Đông Nam Bộ không ngừng tăng nhanh về số lượng và chất lượng.
Một số bài tập tự luận liên quan
Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:
- Trong kế hoạch phát triển bền vững của nước ta hiện nay thì đất, rừng và nước là những mục tiêu quan trọng hàng đầu.
- Đất trồng cây công nghiệp hiện tại ở Đông Nam Bộ đang chiếm tỉ lệ rất lớn, do đó đất rừng đang dần bị thu hẹp, ảnh hưởng đến nguồn sinh thủy. Vì vậy, để đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, cần phải bảo vệ đất rừng đầu nguồn.
- Quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp mạnh mẽ đã khiến cho hạ lưu sông bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng. Vì vậy, việc bảo vệ các con sông là điều cấp thiết.
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên ảnh đã hình thành nên những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực nhất định đến kinh tế Đông Nam Bộ.
Ảnh hưởng tích cực
Điều kiện tự nhiên thích hợp trong việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm (cà phê, tiêu, ca su,…); cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, mía, thuốc lá,…).
- Địa hình thoải với hai loại đất chính là bazan và đất xám.
- Khí hậu mang đặc trưng cận xích đạo nóng ẩm.
- Có nguồn thủy sinh phong phú.
Các khu vực biển có nhiều đặc trưng phù hợp giúp thúc đẩy nền kinh tế biển tổng hợp:
- Vùng biển ấm, phần ngư trường rộng rãi với nguồn hải sản vô cùng phong phú. Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản.
- Thềm lục địa có thể khai thác dầu khí.
- Vùng biển Đông Nam Bộ nằm gần các đường hàng hải quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận tải.
- Có nhiều khu vực thuận lợi cho việc phát triển du lịch như bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo,…
Ảnh hưởng tiêu cực
- Vào mùa khô thường xuyên xuất hiện vấn đề thiếu nước.
- Khu vực đất liền có nguồn khoáng sản không thực sự đa dạng.
- Phần diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ tương đối thấp.
- Đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải
Hy vọng với những thông tin vừa được chia sẻ, quý bạn đọc sẽ làm sáng tỏ được vấn đề vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên chia sẻ ý kiến tại phần bình luận để Hoc365 sớm cập nhật và giải đáp nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?