Đông Nam Bộ là một trong những khu vực phát triển nhanh và mạnh nhất nước ta trong lĩnh vực canh tác cây công nghiệp. Vậy, vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ? Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé.
Tự luận: Vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ?
Điều kiện sinh thái và điều kiện kinh tế – xã hội chính là hai nguyên nhân chính khiến cho cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ.
Điều kiện sinh thái
Đất thổ nhưỡng: đất ba dan và đất xám tại Đông Nam Bộ được phân bố tập trung thành vùng rộng trên khu vực địa hình thoải. Điều này rất phù hợp cho sự phát triển của cây cao su.
- Khí hậu: khí hậu tại đây quanh năm nóng ẩm, thời tiết không có quá nhiều biến động đột ngột. Vì vậy sẽ hạn chế những ảnh tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng.
- Thủy lợi: điều kiện thủy lợi ở khu vực này đã và đang được đầu tư cải thiện, tiêu biểu nhất chính là hồ Dầu Tiếng – hồ thủy lợi lớn nhất cả nước. Do đó sẽ đảm bảo bảo được vấn đề tưới tiêu cho cây trồng.
Điều kiện về kinh tế và xã hội
- Tại đây đã có sẵn một lượng lớn lao động có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng, chăm sóc và khai thác cao su.
- Tại Biên Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều cơ sở chế biến cao su, tạo nên những sản phẩm có giá trị.
- Cây cao su có thị trường tiêu thụ rộng lớn và tương đối ổn định, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.
- Nhà nước luôn có những chính sách nhất định trong việc phát triển ngành công nghiệp cao su tại Đông Nam Bộ.
Bài tập trắc nghiệm có liên quan
Câu 1: Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là gì?
A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk
B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An
C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim
D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng
Đáp án: B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An
Câu 2: Chỉ số phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn trung bình cả nước là gì?
A. Tỉ lệ người lớn biết chữ
B. Tỉ lệ dân số thành thị
C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị
D. Tuổi thọ trung bình
Đáp án: C. Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị
Câu 3: Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là gì?
A. Biên Hòa
B. Thủ Dầu Một
C. Thành phố Hồ Chí Minh
D. Bà Rịa – Vũng Tàu
Đáp án: C. Thành phố Hồ Chí Minh
Câu 4: Các dòng sông chính ở Đông Nam Bộ là gì?
A. Đồng Nai, Bé, Sài Gòn
B. Sài Gòn, Bé, Ông Đốc
C. Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sài Gòn
D. Sài Gòn, Đồng Nai
Đáp án: A. Đồng Nai, Bé, Sài Gòn
Câu 5: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là gì?
A. Dốc, bị cắt xẻ mạnh
B. Thoải, khá bằng phẳng
C. Thấp trũng, chia cắt mạnh
D. Cao đồ sộ, độ dốc lớn
Đáp án: B. Thoải, khá bằng phẳng
Hy vọng với những thông tin Hoc365 vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ đáp được vấn đề vì sao cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận để được giải đáp sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?