Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Nam Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố. Đây là trung tâm kinh tế năng động, phát triển bật nhất và đầu tàu kinh tế của Việt Nam. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là gì thông qua bài viết sau!
Câu hỏi trắc nghiệm
Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là?
A. Đồng Nai.
B. Bình Phước.
C. Long An
D. Bình Dương.
Đáp án: C. Long An
Giải đáp nhanh: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Đông Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn có tỉnh Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Giải đáp chi tiết: Tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là?
Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2021, tỉnh Long An xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 dân GRDP đạt 138.198 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng , tốc độ tăng trưởng GRDP là 9,41%.
Vậy nên, Long An là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Long An được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tìm hiểu tỉnh Long An
Dưới đây là thông tin về vị trí địa lý và kinh tế tỉnh Long An.
Vị trí địa lý
Tỉnh Long an thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp và Campuchia, phía Nam giáp Tiền Giang, phía Bắc giáp Campuchia.
Dù được xếp vào ĐBSCL nhưng tỉnh Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí đặc biệt và còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Nên Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò lớn trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Địa hình của tỉnh Long An có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Bộ, phía Bắc là Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp, giữa tỉnh là vùng đồng bằng và ở phía Tây Nam là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó khu vực rừng tràm ngập rộng đến 46.3000 ha.
Kinh tế
Long An là tỉnh nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, rượu Đế Gò Đen, gạo nàng thơm Chợ Đào, dứa Bến Lức, dưa hấu Long Trị, đậu phộng Đức Hòa, thanh long Châu Thành, mía Thủ Thừa,… Đặc biệt, lúa gạo Long An là sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.
Về công nghiệp, Long An đạt khoảng 50% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, bao gồm các sản phẩm dệt may, xây dựng, thực phẩm chế biến,… Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và của Việt Nam năm 2018, Long An xếp thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả Việt Nam.
Vào năm 2019, ước tính tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Long An đạt 315.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP đạt 123.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng.
Điều này khiến cho tỉnh Long An giữ vững được vị trí là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ, có tốc độ tăng trưởng nhanh, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trên đây là những thông tin giải đáp chi tiết về câu hỏi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng không thuộc vùng Đông Nam Bộ là tỉnh nào của Hoc365. Đừng quên theo dõi website chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?