Việt Nam có đường bờ biển trải dài tới 3.260 km, trong khi đó diện tích núi rừng chiếm đến 40%. Hầu hết các tỉnh ở nước ta đều có núi và biến hoặc có một trong hai. Vậy bạn có thắc mắc tỉnh nào ở Việt Nam không có núi không có biển không? Hãy cùng Hoc365 đi tìm lời giải chi tiết cho vấn đề này nhé!
Tỉnh nào ở Việt Nam không có núi không có biển?
Tỉnh không có núi và không có biển ở Việt Nam mà chỉ có đồng bằng chính là tỉnh Hưng Yên. Đây là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, có dân số khoảng 1.302.000 người.
Dù không có lợi thế về rừng biển nhưng Hưng Yên vẫn giữ có mình chỗ đứng riêng với nhiều công trình cổ kính độc đáo. Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội đã tạo nên không gian văn hóa vừa đa dạng văn hóa vừa đa dạng hình thức, đậm đà bản sắc dân tộc.
Vì vị trí địa lý đặc biệt, tỉnh Hưng Yên phát triển chủ yếu ở sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp thủy sản. Được xếp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên đang hình thành các khu vực công nghiệp và đô thị mới phát triển năng động và có tính kết nối chặt chẽ. Tốc độ đô thị hóa tỉnh Hưng yên đãng diễn ra nhanh chóng và đạt đến 41,5% đến hết năm 2021.
Vị trí địa lý tỉnh Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía Đông Nam. Có các phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam, phía Nam giáp Thái Bình, phía Bắc giáp Bắc Ninh.
Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, không có rừng núi cũng không giáp biển. Độ cao đất đai gần như bằng phẳng đồng đều, thuận lợi cho sản xuất và giao thông.
Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ. Bên cạnh đó, các điểm cực của Tỉnh Hưng Yên nằm ở các vị trí sau:
- Điểm cực Bắc: thôn Phả Lê, xã Việt Hưng, huyện Văn Lâm.
- Điểm cực Đông: thôn Hạ Đồng, xã Nguyên Hòa, huyện Phù Cừ.
- Điểm cực Nam: thôn An Châu, xã Hoàng Hanh, thành phố Hưng Yên.
- Điểm cực Tây: thôn Xâm Hồng, xã Thắng Lợi, huyện Văn Giang.
Khí hậu
Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Trong đó, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hằng năm, lượng mưa trong mùa này chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm.
Tìm hiểu một số điều kiện tự nhiên của tỉnh Hưng Yên:
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm.
- Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C.
- Số giờ nắng trong năm: 1.550 – 1650 giờ (cao dần từ Nam lên Bắc).
- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.
Câu hỏi thường gặp
Tỉnh nào ở Việt Nam không có núi?
Thái Bình và Hưng Yên là hai tỉnh không có núi, Nam Định, Hà Nam và Bắc Ninh có đồi núi thấp.
Tỉnh nào ở Việt Nam không có biến?
35 tỉnh còn lại là tỉnh không giáp biển bao gồm Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Đồng Tháp, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Nam, Hà Nội, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang và Cần Thơ, Tây Ninh.
Trên đây là những giải đáp của Hoc365 về câu hỏi tỉnh nào ở Việt Nam không có núi không có biển? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên đánh giá 5 sao và chia sẻ thông tin trong bài đến với bạn bè nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?