Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

5/5 - (1 bình chọn)

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? Cùng Hoc365 tìm hiểu lời giải chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?

Trước khi đất nước thống nhất

  • Nền công nghiệp phụ thuốc vào nước ngoài.
  • Cơ cấu công nghiệp nhỏ lẻ.
  • Chủ yếu sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm.
  • Tập trung chủ yếu ở các khu vực là Sài Gòn và chợ Lớn.

Sau khi đất nước thống nhất

  • Ngành công nghiệp phát triển vượt bậc, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng GDP vùng.
  • Cơ cấu sản xuất bắt có những chuyển biến tích cực và cân đối, bao gồm công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, chế biến lương thực thực phẩm.
  • Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại như dầu khí, điện tử, công nghệ cao,…
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu tăng nhanh.
  • Xuất hiện các sản phẩm đóng vai trò chủ lực như dầu mỏ, thực phẩm chế biến, giày dép, cao su,…
  • Xuất hiện nhiều khu công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu,…

Kết luận: Như vậy, tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau khi đất nước thống nhất đã có những thay đổi tích cực. Cụ thể, nền công nghiệp đã không còn bị phụ thuộc vào nước ngoài, thay vào đó dần chuyển sang tự chủ với nhiều ngành nghề mới. Các khu công nghiệp tập trung cũng bắt đầu hình thành ở nhiều vùng khác nhau với những ngành trọng điểm.

Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất

Bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng Sông Hồng.
B. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước.
C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao.

Đáp án: A. Có nền kinh tế hàng hóa phát triển muộn hơn so với vùng Đồng bằng Sông Hồng.

Câu 2: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở Đông Nam Bộ là gì?

A. Dệt – may, da – giày, gốm sứ.
B. Dầu khí, phân bón, năng lượng.
C. Chế biến lương thực, cơ khí.
D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Đáp án: D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 3: Khó khăn của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là gì?

A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.
D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

Đáp án: C. Ít khoáng sản, rừng và nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là gì?

A. Đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ.
B. Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
C. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.
D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội.

Đáp án: D. Khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội.

Câu 5: Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là gì?

A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Công nghiệp dệt may.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Trắc nghiệm Địa lý

Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất. Ngoài ra, Hoc365 sẽ cập nhật thường xuyên nhiều các bài viết thuộc nhiều chủ đề học tập khác nhau. Vì vậy, đừng quên ghé thăm mỗi ngày nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.