Hiện tại tài nguyên biển nước ta đang được khai thác để phục vụ cho nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy, tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Cùng Hoc365 phân tích chi tiết trong bài viết này nhé.
Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển vì vùng biển nước ta giàu tài nguyên tự nhiên. Đồng thời, việc phát triển tổng hợp đem lại nhiều lợi ích tích cực đến cơ cấu ngành, môi trường, lao động và tổng thể nền kinh tế.
Vùng biển nước ta giàu tài nguyên
Tài nguyên và điều kiện tự nhiên của vùng biển nước ta cho phép khai thác và phát triển song song nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể:
- Nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Khai thác khoáng sản.
- Kết hợp du lịch biển đảo.
- Phát triển giao thông vận tải.
- …
-> Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giúp khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển cả ban tặng. Từ đó mang lại giá trị cao trong việc phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Bảo vệ tài nguyên tự nhiên
- Tránh được tình trạng khai thác triệt để phục vụ cho một vài ngành gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên tự nhiên.
Bảo vệ môi trường và tạo nền kinh tế đa dạng ngành nghề
- Môi trường biển nước ta hầu như rất ít bị chia cắt, do đó các vùng biển đảo đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, duy trì phương châm phát triển tổng hợp sẽ giúp kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến ngành nghề khác.
- Ví dụ: nếu chỉ tập trung phát triển ngành khai thác dầu khí và không qua tâm đến môi trường biển sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thủy hải sản.
-> Phát triển tổng hợp nền kinh tế biển giúp tạo mối liên hệ chặt chẽ giữ nhiều ngành khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong cơ cấu ngành và kiểm soát vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tạo thị trường việc làm cho người lao động
- Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển tạo nên thị trường lao động rộng lớn, giúp giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động. Đồng thời khai thác được thế mạnh của từng nhóm người lao động.
Một số bài tập có liên quan
Câu 1: Ô nhiễm môi trường biển không dẫn đến hậu quả gì?
A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.
B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển.
C. tác động đến đời sống của ngư dân.
D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.
Đáp án: D. Mất một phần tài nguyên nước ngọt.
Câu 2: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc khu vực nào?
A. Bắc Bộ
B. Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Nam Trung Bộ
Đáp án: D. Nam Trung Bộ
Câu 3: Sau dầu khí, loại khoáng sản được khai thác nhiều nhất hiện nay là gì?
A. Cát thuỷ tinh
B. Muối
C. Pha lê
D. San hô
Đáp án: A. Cát thuỷ tinh
Câu 4: Trong quá trình khai thác thuỷ hải sản, không nên đánh bắt ven bờ là do nguyên nhân gì?
A. Cá nhỏ
B. Cạn kiệt nguồn giống
C. Làm ô nhiễm môi trường
D. Ảnh hưởng đến các hoạt động khác
Đáp án: B. Cạn kiệt nguồn giống
Câu 5: Khoáng sản quan trọng nhất ở vùng thềm lục địa nước ta là gì?
A. Dầu, khí
B. Dầu, titan
C. Khí, cát thủy tinh
D. Cát thủy tinh, muối
Đáp án: A. Dầu, khí
Trên đây là lời giải chi tiết cho vấn đề vì sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển và một số bài tập có liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận để Hoc365 giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?