Đông Nam Á nằm ở phía đông nam của Châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vị trí cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a. Khu vực Đông Nam Á bao gồm một hệ thống các bán đảo, đảo, quần đảo nằm đan xen giữa các biển và vịnh biển phức tạp. Do đó, đa phần các quốc gia ở Đông Nam Á đều giáp biển. Vậy, quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là? Dưới đây là câu trả lời và lời giải chi tiết được Hoc365 cập nhật.
Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là?
A. Thái Lan
B. Cam-pu-chia
C. Việt Nam
D. Lào
Đáp án đúng: D
Giải thích chi tiết: Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là?
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hay Lào được biết đến là quốc gia nội lục địa duy nhất tại Đông Nam Á. Phía Bắc Lào giáp Trung Quốc, phía Tây Bắc giáp với Myanmar, phía Đông giáp Việt Nam, phía nam giáp Campuchia, phía Tây giáp Thái Lan. Riêng với Việt Nam, Lào có đến 10 tỉnh chung đường biên giới.
Không có biển nên sông Mê Kông – dòng sông chính ở Lào trở nên quan trọng hơn cả. Đây là tuyến giao thông đường thủy lớn, cung cấp nguồn nước cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…
Tìm hiểu thêm: Địa lý – Tự nhiên Lào
Vị trí địa lý
Lào là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, có diện tích 236.800 km2, ranh giới Lào giáp với:
- Phía Bắc Lào giáp Trung Quốc: 416 km
- Phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma: 230 km
- Phía Tây Nam giáp Thái Lan: 1.730 km
- Phía Nam giáp Cam-pu-chia: 492 km
- Phía Đông giáp Việt Nam: 2.067 km.
Địa hình
Địa thể đất của Lào được bao phủ bởi các cánh rừng rậm rạp, đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817m. Phần diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên.
Đây là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển. Do đó, Sông Mê Kông vừa là nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của Lào vừa là yếu tố thống nhất Lào về mặt địa lý. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía Tây, giáp với Thái Lan, trong khi đó, dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía Đông giáp với Việt Nam.
Khí hậu
Về cơ bản, Lào có 3 mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 cho đến tháng 10. Mùa khô mát bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 2. Khi đó, nhiệt độ ở Viêng Chăn có thể xuống đến hơn 10 độ C. Ở những vùng núi cao có lúc nhiệt độ xuống thấp đến mức băng giá. Ở các khu vực như Xiengkhuang hay Phongsaly vào tháng tầm tháng 1 có lúc nhiệt độ xuống đến mức 5 độ C. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 3 – 4. Vùng ven sông Mê Kông ở Hạ Lào vào mùa đông khô nóng nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C.
Phân chia lãnh thổ
Lào được chia thành 3 miền:
- Bắc Lào gồm các tỉnh: Oudomxay, Xiengkhuang, Xayabury, Bokeo, Huaphanh, Phôngsali, Luangnamtha, Louangphabang.
- Trung Lào gồm các tỉnh: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Bolikhamxay, Savannakhet, Khammouan.
- Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Sekong, Champasack, Saravane.
Lào được chia thành thủ đô Viêng Chăn và 17 tỉnh. Các tỉnh chia thành các huyện. Thành phố Viêng Chăn được chia thành các quận.
Dân tộc
Có 49 dân tộc anh em đang sinh sống trên lãnh thổ Lào, có những dân tộc gồm nhiều nhánh tộc và được chia thành 4 nhóm ngôn ngữ khác nhau:
- Nhóm ngôn ngữ Mon – Khơ-me
- Nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
- Nhóm ngôn ngữ Hán – Tây Tạng
- Nhóm ngôn ngữ Lào – Thái
Tôn giáo
Ở Lào, đạo phật chiếm đến 85%. Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ Đại thừa và Tiểu thừa, trong đó hệ phái Tiểu thừa chiếm đại đa số.
Văn hóa Phật giáo và đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng và để lại những dấu ấn rõ nét trong đời sống của người dân Lào. Không chỉ sở hữu nét đặc trưng ở các chùa tháp cổ kính, những bóng áo vàng của tăng sư mà Phật giáo đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc, hội họa, từ ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca, từ trang phục cho đến ẩm thực, tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo.
Các câu hỏi thường gặp khác
Câu 1: Lào còn có biệt danh là xứ sở?
A. Triệu voi
B. Chùa vàng
C. Kim chi
D. Rồng Kumodo
Đáp án đúng: A
Câu 2: Người Lào thường tổ chức lễ hội gì dịp tết?
A. Đèn hoa đăng
B. Té nước
C. Tặng quà cho nhau
D. Festival khỉ
Đáp án đúng: B
Câu 3: Thành cổ nào ở Lào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới?
A. Chùa Phra Keo
B. Chùa Watsisaket
C. Angkor Wat
D. Luang Prabang
Đáp án đúng: D
Câu 4: Loài hoa nào được xem là biểu tượng của nước Lào?
A. Phong Lan
B. Lan chuông
C. Muồng hoàng yến
D. Champa
Đáp án đúng: D
Câu 5: Ngôi chùa nổi tiếng được in hình lên quốc huy của Lào?
A. Chùa Phra Keo
B. Chùa Watsisaket
C. Chùa Wat Ounalom
D. Chùa Pha That Luong
Đáp án đúng: D
Câu 6: Người dân Lào chủ yếu theo tôn giáo nào?
A. Hồi giáo
B. Phật giáo
C. Thiên chúa giáo
D. Do Thái giáo
Đáp án đúng: B
Trên đây là những thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi ‘Quốc gia duy nhất không giáp biển ở Đông Nam Á là?’ và những thông tin liên quan đến vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân tộc và tôn giáo của Lào. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về quốc gia này. Đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?