Trên lãnh thổ Đông Nam Bộ, cách ngành công nghiệp đang phát triển rất nhanh và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế cả nước. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển và đạt được thành tựu, việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vô cùng cần thiết. Hãy cùng tìm hiểu phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là gì ngay trong bài viết sau đây của Hoc365 nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là?
A. Đầu tư, phát triển công nghiệp lọc và hóa dầu.
B. Tăng cường cơ sở năng lượng và mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài.
C. Phát triển hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
D. Hiện đại hoá tam giác tăng trưởng công nghiệp.
Đáp án: B. Tăng cường cơ sở năng lượng và mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài.
Giải thích: Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp Đông Nam Bộ là tăng cường cơ sở năng lượng và mở rộng quan hệ đầu tư nước ngoài để phát triển bền vững.
Tự luận: Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ là?
Giải quyết và tăng cường cơ sở năng lượng: Cơ sở năng lượng từng bước đã được giải quyết nhờ phát triển nguồn điện và mạng lưới điện. Cụ thể:
- Một số nhà máy thủy điện được xây dựng trên sông Đồng Nai như nhà máy thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai (400MW), nhà máy thủy điện Cần Đơn trên sông Bé, thủy điện Thác Mơ (150MW).
- Các nhà máy điện tuabin khí được xây dựng và mở rộng, gồm Trung tâm điện tuabin khí Phú Mỹ, nhà máy Bà Rịa.
- Một số nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu phục vụ các khu chế xuất được đầu tư xây dựng.
- Đường dây cao áp 500KV Hòa BÌnh – Phú Lâm được đưa vào vận hành từ 1994 có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu năng lượng cho vùng. Các trạm biến áp 500KV và một số mạch 500KV được xây dựng trên tuyến Phú Mỹ – Nhà Bè, Nhà Bè – Phú Lâm. Các công trình 220KV, công trình trung thế và hạ thế được xây dựng theo quy hoạch.
Vùng Đông Nam Bộ mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài, chú trọng đầu tư vào những ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao.
Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ cũng chú trọng giảm thiểu tác động môi trường do phát triển công nghiệp.
Cuối cùng, có nhiều biện pháp chống ô nhiễm môi trường do các chất thải công nghiệp, tránh tổn hại đến du lịch.
Câu hỏi thường gặp
Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ là?
Phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ là hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Tập trung đầu tư khai thác các thế mạnh về du lịch, thương mại và hàng hải,...
Biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là vấn đề?
Biểu hiện của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là phát triển công nghiệp năng lượng.
Nhân tố ảnh hưởng quan trọng để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là?
Đông Nam Bộ có ưu thế về vị trí địa lý, nguồn lao động lành nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật, lại có chính sách phát triển phù hợp thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Hoc365 vừa giải đáp chi tiết nhất đến bạn phương hướng khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ là gì? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, để lại bình luận và đánh giá tích cực để ủng hộ chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?