Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì?

5/5 - (9 bình chọn)

Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, thủy sản chiếm đến 70% diện tích cho thấy sự phát triển của ngành này tại đây. Vậy tại sao ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long? Cùng Hoc365 giải đáp ngay say đây nhé!

Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì?

Câu hỏi trắc nghiệm

Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì

A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nguồn tài nguyên thủy sản phong phú.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Đáp án: B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Giải đáp nhanh: Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là do vùng này có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Giải đáp chi tiết: Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là do?

Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là do nơi đây có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt.

Đầu tiên, vùng đất này có hệ thống sông ngòi phong phú, đa dạng với nhiều loại động thực vật thủy sản phong phú. Từ đó, tạo điều kiện để ngư dân có thể nuôi trồng nhiều thủy sản có giá trị như cá tra, cá basa, tôm, cua, ốc, hàu và các loại rau như rau muống, rau cải…

Thứ hai, vùng đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm địa hình bằng phẳng với nhiều kênh rạch và đất phù sa màu mỡ giúp cho việc nuôi trồng thủy hải sản dễ dàng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm chi phí cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác nuôi trồng.

Giải đáp chi tiết: Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long vì?

Thứ ba, đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo, thời tiết thuận lợi, ít có sự biến động, thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt quanh năm. Bên cạnh đó, lũ lụt hằng năm đem lại nguồn lợi thủy sản nước ngọt to lớn.

Cuối cùng, người dân tại vùng đồng bằng sông Cửu Long có truyền thống nuôi trồng thủy sản lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Tìm hiểu ngành thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long

Sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm 50% cả nước, nhiều nhất là ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và An Giang. Trong đó, Kiên Giang là tỉnh có sản lượng thủy sản săn bắt nhiều nhất, An Giang là tỉnh nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng.

Nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đang phát triển mạnh theo quy mô công nghiệp, khẳng định là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao và góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển.

Tìm hiểu ngành thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long

Theo thống kê năm 2006, sản lượng nuôi trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1.200.000 tấn, trên 70% sản lượng nuôi trồng thủy hải sản toàn quốc. Cùng với đó, sản lượng khai thác đạt khoảng 850.000 tấn, chiếm 40% tổng sản lượng khai thác cả nước.

Tại đây, các nhà máy chế biến được xây dựng gắn với các vùng nguyên liệu. Công nghệ mới trong chế biến đã được áp dụng nhằm sản xuất các mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhờ đó, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 2 tỷ USD, bằng 60% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.

Đối với chế biến và tiêu thụ nội địa cũng là thế mạnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây chính là vựa cá lớn nhất cung cấp sản phẩm thủy sản cho TPHCM, cùng kinh tế trọng điểm phía Nam và trên cả nước.

Mặc dù đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng và thế mạnh cho phát triển thủy sản, nhưng do nhiều hạn chế và khó khăn nên tiềm năng đó chưa được phát huy tương xứng. Những hạn chế có thể thấy từ việc phát triển nuôi trồng như khai thác một cách tự phát, thiết sự đầu tư, cơ sở hạ tầng yếu kém,,,

Tìm hiểu ngành thủy sản tại đồng bằng sông Cửu Long

Câu hỏi thường gặp

Các tỉnh dẫn đầu cả nước về thủy sản khai thác là?

Các tỉnh Kiên Giang, Cà Màu, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận là các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản nước ta.

Đâu là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Biện pháp để có thể vừa tăng lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi này là tăng cường đánh bắt kết hợp đẩu mạnh nuôi trồng thủy sản và chế biến.

Tỉnh có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng?

Cà Mau là tỉnh có ngành thủy sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng.

Hoc365 vừa giải đáp chi tiết câu hỏi tại sao vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thủy sản là đồng bằng sông Cửu Long? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều kiến thức mới nhất nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.