Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành?

4.8/5 - (38 bình chọn)

Cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, ngành công nghiệp trở thành một trong những ngành trọng điểm và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi kinh tế và mở cửa. Vậy ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

Câu hỏi trắc nghiệm

Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

A. Có thế mạnh lâu dài.
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. Tác động mạnh đến việc phát triển các ngành khác.

Đáp án: C. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

Giải đáp nhanh: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời còn có tác động rất lớn đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành

Trả lời chi tiết: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành nào?

Có thể thấy, ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng theo dõi nội dung bên dưới nhé.

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành được xác định và đặt mục tiêu phát triển ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia. Những ngành này giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công nghiệp.

Nó có thể mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Các ngành công nghiệp trọng điểm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam và góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm.

Công nghiệp năng lượng

Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu

  • Công nghiệp khai thác than:
    • Cơ sở tài nguyên: Quảng Ninh là nơi tập trung than antraxit với trữ lượng trên 3 tỉ tấn (trên 90% trữ lượng than của cả nước).
    • Tình hình khai thác: than được khai thác dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lò. Sản lượng khai thác tăng nhanh, đạt 34 triệu tấn vào năm 2005.
  • Công nghiệp khai thác dầu khí:
    • Cơ sở tài nguyên tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
    • Sản lượng khai thác tăng nhanh, đạt 18,5 triệu tấn vào năm 2005.

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam

Ngành công nghiệp điện lực

  • Cơ cấu:
    • Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực.
    • Sản lượng điện tăng rất nhanh, đạt 52,1 tỉ kWh vào năm 2005.
    • Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: tỉ trọng nhiệt điện-điêzen-khí tăng, tỉ trọng thuỷ điện giảm.
    • Đường dây 500kV từ Hoà Bình đi Phú Lâm đưa vào hoạt động năm 1994 góp phần cân đối điện giữa các vùng.
  • Thủy điện:
    • Tiềm năng rất lớn, 30 triệu kW, tập trung ở sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%).
    • Hàng loạt nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình, Yaly…
    • Các nhà máy đang được xây dựng: Sơn La, Tuyên Quang…

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam

  • Nhiệt điện:
    • Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, năng lượng mặt trời, sức gió…
    • Có nhiều nhà máy nhiệt điện như: Phả Lại, Uông Bí, Na Dương…

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

  • Cơ cấu đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
  • Dựa vào nguyên liệu ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
  • Sản xuất lượng lớn mỗi năm.

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Việt Nam

Câu hỏi thường gặp khác

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta phát triển chủ yếu dựa vào?

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển chủ yếu dựa vào nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – lâm – ngư nghiệp.

Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là?

Khó khăn lớn nhất của việc khai thác thủy điện nước ta là chế độ nước thất thường. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ yếu vào mùa mưa.

Vừa rồi Hoc365 đã cùng bạn giải đáp câu hỏi ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành nào? Hy vọng kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tiếp tục cập nhật nhiều kiến thức nâng cao nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.