Bắc Mĩ được biết đến là lục địa nằm hoàn toàn ở phía Bắc Bán cầu và gần như hoàn toàn nằm trong vùng Tây Bán Cầu của Trái đất. Đây được miêu tả là tiểu lục địa phía Bắc của Châu Mỹ. Khu vực này giáp với Bắc Băng Dương về phía Bắc, Đại Tây Dương về phía Đông, Nam Mỹ và Biển Caribe phía Đông Nam, phía Tây và phía Nam giáp với Thái Bình Dương. Nằm ở vị trí địa lý đặc biệt như thế thì kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất? Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé!
Kiểu khí hậu nào ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất?
A. Cận nhiệt đới
B. Ôn đới
C. Hoang mạc
D. Hàn đới
Đáp án đúng: B
Giải thích: Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu nào sau đây?
Để trả lời chính xác câu hỏi trên, các bạn hãy quan sát lược đồ bên trên. Có thể thấy, khí hậu ôn đới phân bố rộng khắp khu vực Bắc Mĩ, chiếm diện tích lớn nhất. Sau đó là đến vùng khí hậu hàn đới, hoang mạc và nửa hoang mạc,… Do đó, đáp án đúng của câu hỏi là B.
Cùng tìm hiểu: Thiên nhiên Bắc Mĩ
Những khu vực địa hình
Địa hình Bắc Mĩ được chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều của kinh tuyến:
Hệ thống núi Cooc-đi-e phía Tây
- Núi Cooc-đi-e là hệ thống núi cao trung bình 3000 – 4000m và đồ sộ nhất, có chiều dài 9000km, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam.
- Hệ thống núi gồm nhiều dãy song song, xen giữa là các vùng cao nguyên và sơn nguyên.
- Phong phú các loại khoáng sản như: đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…
Miền Đồng Bằng ở giữa
- Miền đồng bằng ở giữa có dạng lòng máng cao dần về phía Bắc, Tây Bắc và thấp dần về phía Nam và Đông Nam.
- Khu vực này có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông ngòi ( Mit-xu-ri-Mi-xi-xi-pi).
Miền núi già và sơn nguyên phía Đông
Đây là khu vực miền núi già và thấp, bao gồm bán đảo Labrador và dãy Apalat, chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Khu vực này cũng giàu các khoáng sản như than và sắt.
Sự phân hóa khí hậu
Khí hậu ở khu vực Bắc Mĩ phân hóa đa dạng và phức tạp. Phần lớn Bắc Mĩ gồm Canada và Hoa Kỳ thuộc vùng khí hậu ôn đới. Ở khu vực bờ biển phía Tây từ vĩ tuyến 20° vĩ bắc – 50° vĩ bắc thuộc vùng khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc song song với kiểu khí hậu núi cao. Ở phía Nam của nước Mĩ thuộc khí hậu cận nhiệt đới.
Phân hóa theo hướng Bắc – Nam
Phân hóa theo hướng Bắc – Nam gồm những đới khí hậu hàn đới, nhiệt đới và ôn đới. Trong đó thì kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích phần lớn.
Nguyên nhân có sự phân hóa khí hậu này là do Bắc Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc cho đến vĩ độ 15°B nên tạo ra sự phân hóa Bắc – Nam.
Phân hóa theo hướng Đông Tây
Lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới thì ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía Đông của kinh tuyến hình thành dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê – hi – cô.
Nguyên nhân là do Bắc Mĩ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố địa hình. Đặc biệt là ở bờ Tây có hệ thống núi Coóc-đi-e cao đồ sộ như bức tường thành ngăn chặn sự di chuyển của khối khí Tây – Đông cộng thêm vị trí gần hay xa biển đã tạo nên sự phân hóa này.
Bên cạnh đó, Bắc Mĩ còn có sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Việc này được thể hiện rõ ở miền núi trẻ Coóc-đi-e.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi ‘Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu nào sau đây?’ Và những kiến thức cơ bản về thiên nhiên Bắc MĨ. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên để lại một like, share hoặc comment ở phần bình luận bên dưới bài viết của DaNang.Plus nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?