Biên giới nước ta trên đất liền dài 4.639 km, vậy hệ tọa độ địa lý trên đất liền Việt Nam là bao nhiêu? Theo chân Hoc365 tìm kiếm câu trả lời ngay bên dưới nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Hệ tọa độ địa lý trên đất liền nước ta là:
A. 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°20’Đ’.
B. 23°23’B – 8°30’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ
C. 23°20’B – 8°30’B và 102°09,Đ – 109°24’Đ.
D. 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
Đáp án: D. 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
Giải thích nhanh: Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lý là 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
Giải đáp chi tiết: Hệ tọa độ địa lý trên đất liền nước ta là?
Trên bản đồ, kinh độ có chiều hướng đâm thẳng góc với đường xích đạo theo chiều từ Bắc đến Nam. Còn vĩ tuyến theo hướng Đông – Tây.
Hệ tọa độ địa lý trên đất liền của Việt Nam là 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ, được xác định như sau:
- Điểm cực Bắc trên đất liền nước ta ở vĩ độ 23º23’B nằm tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Điểm cực Nam trên đất liền nước ta ở vĩ độ 8º34’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây trên đất liền nước ta ở kinh độ 102º09’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông trên đất liền nước ta nằm ở kinh độ 109º24’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Tọa độ địa lý nước ta được viết chung lại thành 23°23’B – 8°34’B và 102°09’Đ – 109°24’Đ.
Tìm hiểu đặc điểm đất liền Việt Nam
Biên giới Việt Nam nằm trên đất liền có chiều dài 4.639 km, có diện tích 324.480 km². Giáp với Thái Lan ở phía Tây Nam, vịnh Bắc Bộ và biến Đông ở phía Đông, giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở phía Tây.
Ở phía đồng bằng ven biển, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi chạy xiên ra biển. Mảnh đất này khá màu mỡ và được canh tác dày đặc.
Lãnh thổ Việt Nam trên đất liền gồm 3 miền tự nhiên đó là: miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Trong đó:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi và thung lũng sông là nét nổi bật của miền này.
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Là phần phía Nam của sông Hồng tới phía Bắc dãy núi Bạch Mã.
- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Miền này có cấu trúc địa hình phức tạp, gồm có khối núi cổ, sơn nguyên bóc mòn, đồng bằng châu thổ rộng lớn…
Câu hỏi thường gặp
Chiều dài đường biên giới trên đất liền giữa nước ta với Trung Quốc là?
Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc dài 1.449,566 km.
Hệ toạ độ địa lý trên biển nước ta là?
Hệ tọa độ địa lý trên biển nước ta là 16°00′B 108°00′Đ.
Hoc365 vừa giải đáp đến bạn câu hỏi hệ tọa độ địa lý trên đất liền nước ta là bao nhiêu? Đừng quên theo dõi chúng tôi mỗi ngày để cập nhật nhiều kiến thức mới hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?