Trong chương trình Địa lý 12 có đề cập đến bài tập đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do nguyên nhân nào. Cùng Hoc365 tìm hiểu lời giải đáp chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do?
A. Nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.
B. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.
D. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.
Đáp án: B. Địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt. Điều này khiến cho nước mặn đi vào sâu trong đất liền hơn khi thủy triều lên.
Chi tiết đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do nguyên nhân nào?
Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do các vấn đề như sau:
- So với hai vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên, địa hình khu vực này khá thấp và bằng phẳng.
- Có nhiều khu vực giáp biển, trong đó tỉnh Cà Mau có đến 3 mặt giáp với biển. Ngoài ra, đây chính là phần hạ lưu giáp với biển của khu vực sông Mê Công.
-> Như vậy, địa hình thấp và kênh rạch chằng chịt khiến cho nước biển kèm độ mặn đi sâu vào trong đất liền nhanh chóng và dễ dàng mỗi khi có thủy triều. Từ đó hình thành nên tình trạng xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu nêu trên, tình trạng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn còn xuất phát từ một số vấn đề như sau:
- Vào mùa khô, lượng nước ngọt thượng nguồn từ sông Mê Kông đổ về còn nhiều hạn chế.
- Lượng mưa khu vực vào mùa khô tương đối thấp, trong khi đó lượng nước lại bị bốc hơi cao và nhanh.
- Người dân khai thác và sử dụng mạch nước ngầm quá mức.
-> Những yếu tố này khiến cho lượng nước ngọt suy giảm, khó có thể trung hòa độ mặn khi thủy triều đưa nước biển xâm lấn đất liền.
Một số bài tập trắc nghiệm có liên quan
Câu 1: Khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu dựa vào gì?
A. Cải tạo các vùng đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.
B. Cải tạo vùng đất mới bồi ở các vùng cửa sông, ven biển.
C. Cải tạo vùng đất bạc màu ở vùng Đồng Tháp Mười và bán đảo Cà Mau.
D. Cải tạo vùng đất bị nhiễm phèn ở vùng trũng Hà Tiên.
Đáp án: A. Cải tạo các vùng đất bị nhiễm phèn và nhiễm mặn.
Câu 2: Tăng cường công tác thủy lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long là để làm gì?
A. Để thoát lũ trong mùa mưa.
B. Để thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.
C. Để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.
D. Để giữ được nước ngọt trong mùa khô và thoát lũ trong mùa mưa.
Đáp án: D. Để giữ được nước ngọt trong mùa khô và thoát lũ trong mùa mưa.
Câu 3: Hệ sinh thái rừng phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Rừng ngập mặn và rừng nhiệt đới rụng lá.
B. Rừng tràm và rừng thưa nhiệt đới.
C. Rừng khộp và rừng ngập mặn.
D. Rừng ngập mặn và rừng tràm.
Đáp án: D. Rừng ngập mặn và rừng tràm.
Câu 4: Để tăng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm gì?
A. Tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh.
B. Tăng cường công tác thủy lợi, giữ được nước ngọt trong mùa khô.
C. Thay đổi cơ cấu giống lúa và cơ cấu mùa vụ; tăng diện tích lúa mùa và giảm diện tích lúa hè thu.
D. Tăng diện tích lúa hè thu, giảm diện tích lúa đông xuân.
Đáp án: A. Tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích đất hoang hóa, đẩy mạnh thâm canh.
Câu 5: Loại đất chiếm tỉ lệ cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
A. Đất mặn
B. Đất phù sa ngọt
C. Đất phèn
D. Các loại đất khác
Đáp án: C. Đất phèn
Hy vọng với những gợi ý vừa được chia sẻ, quý bạn đọc sẽ có được lời giải đáp chi tiết nhất về vấn đề đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do đâu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận để Hoc365 giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?