Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? Dưới đây là câu trả lời và lời giải chi tiết. Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay nhé!
Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ
B. Khu vực Trung bộ ngày nay
C. Khu vực Nam bộ ngày nay
D. Cư trú rải rác trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Đáp án đúng: A. Khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ
Lời giải chi tiết: Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?
Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Cư dân Việt cổ xuất phát từ vùng trung du miền núi, trải qua quá trình dài khai hoang đã tiến đến khai phá các địa bàn, các vùng châu thổ thuộc các con sông lớn ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ như Sông Hồng, sông Cả, sông Mã,…
Tìm hiểu thêm: Nguồn gốc người Việt
Hiện tại, có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt:
Một số học giả đã tin rằng người Việt đầu tiên di chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Thái Lan và Mã Lai cho đến khi họ định cư tại khu vực Đồng bằng sông Hồng. Họ đã lần theo con đường của các công cụ đồ đá từ cuối Thế Pleistocen (600.000-12.000 TCN), trên bán đảo Malaysia, Thái Lan, trên đảo Java và phía bắc của Miến Điện.
Những công cụ bằng đá này được cho là những công cụ đầu tiên được sử dụng trong khu vực Đông Nam Á. Những nhà khảo cổ học tin nằng vào thời điểm này, dãy Himalaya – một dãy núi nằm ở phía Bắc Miến Điện và Trung Quốc, đã tạo ra một rào cản băng giá cô lập người Đông Nam Á.
Một số khác lại tin rằng người Việt đầu tiên vốn là một bộ tộc gốc Mông Cổ tại Tây Tạng, di cư xuống phía nam vào thời đồ đá cũ. Nhóm dân tộc này định cư ở vùng Bắc bộ, thượng nguồn sông Hồng ngày nay và tạo nên nền văn minh Đông Sơn. Nhóm bộ tộc này có sự tương đồng lớn về văn hóa, nhân chủng với các tộc người sống ở phía Nam Trung Quốc mà lịch sử Trung gọi là cộng đồng Bách Việt.
Năm 257 TCN, An Dương Vương đã thành lập vương quốc Âu Lạc ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Đến năm 208 TCN, vua của nước Nam Việt là Triệu Đà tiến quân đánh và chiếm Âu Lạc. Triệu Đà hợp nhất Âu Lạc vào Nam Việt.
Đến năm 2019, những nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Tế bào gốc – công nghệ gen Vinmec đã công bố kết quả nghiên cứu về bộ gen người Việt, khẳng định sự khác biệt giữa quần thể người Hán và quần thể người Việt. Người Việt có nguồn gốc từ người Đông Nam Á cổ đại. Nghiên cứu của Vinmec cũng đã củng cố cho giả thuyết khoa học về việc con người đã di cư từ Châu Phi đến các quốc gia Đông Nam Á. Sau đó, họ di cư sâu vào lục địa theo hướng từ Nam lên Bắc.
Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi ‘Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Việt cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay?’ và những thông tin thú vị về nguồn gốc người Việt. Mong rằng thông qua bài viết, bạn đã nắm rõ kiến thức liên quan đến vấn đề này. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?