Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một trong những sự kiện quan trọng nhất của nhân loại, nó đang tạo ra tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội của chúng ta. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
(Đáp án đúng được in đậm)
Trắc nghiệm 1: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây:
A. Quá trình khu vực hóa xuất hiện.
B. Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới sụp đổ hoàn toàn.
D. Chủ nghĩa đế quốc đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa.
Trắc nghiệm 2: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào sau đây:
A. Loài người bước đầu tiến lên nền văn minh công nghiệp.
B. Nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghiệp.
C. Con người bước đầu ứng dụng tự động hóa trong sản xuất.
D. Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.
Giải đáp nhanh: Quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong bối cảnh nhân loại đã trải qua nhiều cuộc cách mạng trước đó, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và nhiều sự thay đổi của thế giới.
Giải đáp chi tiết: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh nào?
Bước vào thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các quốc gia trên thế giới và giúp thay đổi đời sống vật chất tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, thế giới phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh… Bên cạnh đó, còn có các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.
Trước những thay đổi của thế giới và động lực từ ba cuộc cách mạng trước đó, nhu cầu tiến hành một cuộc cách mạng mới được đặt ra trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI.
Cụ thể bối cảnh ra đời cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như sau:
Thứ nhất, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2008-2009 đặt ra yêu cầu điều chỉnh và thay đổi. Các vấn đề về an ninh năng lượng và môi trường đòi hỏi thế giới đầu tư. nghiên cứu đổi mới, tìm ra giải pháp công nghệ, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Thứ hai, sự canh tranh gay gắt của các nền kinh tế mới nổi nhờ vào chi phí thấp. Các nước công nghiệp đứng trước sức ép về tái cơ cấu kinh tế để duy trì vị thế dẫn dắt nền kinh tế, nhất là trong ngành công nghệ.
Thứ ba, do xu hướng dân số già hóa, lực lượng lao động giảm không những giảm tốc độ tăng trưởng mà còn giảm năng lực cạnh tranh của các nước công nghiệp. Điều này đòi hỏi các nước đầu tư vào phát triển khoa học bù đắp thiếu hụt lao động.
Thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ trên lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn,… vừa là động lực, vừa tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Câu hỏi thường gặp
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên nền tảng nào sau đây?
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư dựa trên các đột phá của công nghệ số.
Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu tư khi nào?
Năm 2013, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra ở Đức.
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo.
Hoc365 vừa giải đáp chi tiết đến bạn bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng lần thứ tư. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên để lại đánh giá tích cực để ủng hộ chúng tôi!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?