Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, khu vực này thu hút rất nhiều dân nhập cư sinh sống. Vậy Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh thành phố? Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Câu hỏi trắc nghiệm
Đông Nam Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
Đáp án: B. 6
Giải đáp nhanh: Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành phố, gồm 1 thành phố và 5 tỉnh.
Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh thành phố?
Đông Nam Bộ là khu vực thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam. Vùng Đông Nam Bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đông Nam bộ có tốc độ tăng dân số cao nhất trên cả nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ vùng khác đến sinh sống. Đây cũng là khu vực kinh tế phát triển nhất ở Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sáng hằng năm, có tỉ lệ đô thị hóa 62.8%.
Lịch sử hình thành các tỉnh thành Đông Nam Bộ
Năm 1957, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khu vực này tên Miền Đông Nam phần. Bao gồm 13 tỉnh thành đó là: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Long An, Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Phước Thành, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Gia Định.
Năm 1963, Đệ Nhất Cộng Hòa bị lật đổ và Miền Đông Nam bị xóa sổ. 1966 – 1975 thời Đệ Nhị Cộng Hòa, Miền Đông Nam gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, các tỉnh Long An, Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Hậu Nghĩa, Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Gia Định.
Năm 1975, sáp nhật các tỉnh thành để thành lập các tỉnh thành mới, khi đó khu vực Đông Nam Bộ gồm 4 tinh thành: Thành phố Hồ Chí Minh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai.
Năm 1979, miền Đông Nam Bộ có 5 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.
Từ năm 1997 đến nay, vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh thành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh.
Địa lý các tỉnh thành phố thuộc Đông Nam Bộ
Tìm hiểu thông tin về địa lý, địa hình, đơn vị hành chính,… của các tỉnh thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ ngay sau đây.
Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí và giáo dục tại Việt Nam. Nằm trong cùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh có những thông tin sau:
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Bình Dương, phía Tây giáp Tây Ninh và Long An, phía Đông giáp Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Nam giáp Biển Đông và Tiền Giang.
- Diện tích: 2.095 km².
- Dân số: 9.166.800 người.
- Mật độ dân số: 4.375 người/km².
- Quận/huyện: 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện.
Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh:
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Biên Hòa và Long Khánh. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 5 tại Việt Nam. Tỉnh này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước.
- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Đông Bắc giáp Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp Bình Phước.
- Diện tích: 5.907,2 km².
- Dân số: 3.195.600 người.
- Mật độ dân số: 540 người/km².
- Quận/huyện: 2 thành phố, 9 huyện.
Bản đồ tỉnh Đồng Nai:
Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh có dân số đông thứ 6 của Việt Nam, tỷ lệ dân số tăng cao do có nhiều người nhập cư. Bên cạnh là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương còn là vùng đất chiến trường năm xưa với nhiều địa danh đi vào lịch sử. Đặc biệt, Bình Dương còn có khu du lịch Đại Nam là khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á.
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp Đồng Nai, phía Tây giáp Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Diện tích: 2.694,64 km².
- Dân số: 2.627.500 người.
- Mật độ dân số: 964 người/km².
- Quận/huyện: 3 thành phố, 2 thị xã và 4 huyện.
Bản đồ tỉnh Bình Dương:
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được xem là thành phố du lịch biển nổi tiếng và là trung tâm của hoạt động khai thác dầu mỏ phía Nam. Bà Rịa – Vũng Tàu có ty lệ độ thị hóa cao 61.9% và có nền kinh tế năng động.
- Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp Đồng Nai, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông giáp Bình Thuận và Biển Đông, phía Nam giáp Biển Đông.
- Diện tích: 1.982,56 km².
- Dân số: 1.180.000 người.
- Mật độ dân số: 593 người/km².
- Quận/huyện: 2 thành phố, 1 thị xã, 5 huyện.
Bản đồ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu:
Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất Nam Bộ. Đây là nơi định cư và sinh sống của nhiều dân tộc khác nhau. Cho nên Bình Phước có rất nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội cầu mưa, Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số, lễ bỏ mả, lễ hội đánh bạc bầu cua,…
- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, phía Tây giáp Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp Bình Dương, phía Bắc giáp Campuchia, Đắk Nông.
- Diện tích: 6.873,56 km².
- Dân số: 1.024.300 người.
- Mật độ dân số: 149 người/km².
- Quận/huyện: 1 thành phố, 3 thị xã, 7 huyện.
Bản đồ tỉnh Bình Phước:
Tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh này nối cao nguyễn Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm Cao Nguyễn, vừa có đồng bằng.
- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Bình Dương và Bình Phước, phía Đông Nam và phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Long An.
- Diện tích: 4.041,65 km².
- Dân số: 1.181.900 người.
- Mật độ dân số: 292 người/km².
- Quận/huyện: 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện.
Bản đồ tỉnh Tây Ninh:
Câu hỏi thường gặp
Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành giáp biển?
Đông Nam Bộ có 2 tỉnh thành phố giáp biển đó chính là Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Vùng Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành phố giáp Campuchia?
Đông Nam Bộ có 2 tỉnh giáp Campuchia chính là Tây Ninh và Bình Phước.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về câu hỏi Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành phố, hy vọng sẽ giúp bạn cập nhật thêm thật nhiều kiến thức về địa lý Việt Nam nhé! Nếu thấy bài viết hay thì đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để đón đọc nhiều bài viết hay hơn nữa.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?