Có thể thấy, vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ có tác động mạnh mẽ đến sông ngoài Việt Nam. Vậy, ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi Việt Nam là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết sau của Hoc365 nhé!
Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi Việt Nam là?
A. Sông ngắn và dốc, chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
B. Thủy chế theo mùa, diễn biến thất thường và sông thường có độ dốc lớn
C. Phần lớn sông nhỏ, nhiều nước và thủy chế theo mùa
D. Hầu hết lưu vực nằm ngoài lãnh thổ, có nhiều sông lớn
Đáp án đúng: A. Sông ngắn và dốc, chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Giải đáp nhanh: Ảnh hưởng của vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi nước ta là sông ngắn và dốc (do hình dạng lãnh thổ hẹp ngang) chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (do hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là hướng Tây Bắc – Đông Nam). Đáp án B và C là đặc điểm đúng với sông ngòi nước ta nhưng chủ yếu do ảnh hưởng của Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
Giải đáp chi tiết: Ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi Việt Nam
Sông nhỏ và ngắn
Vùng đồi núi nước ta bị cắt xẻ mạnh, lại có một số núi lan ra sát biển kết hợp với lãnh thổ hẹp ngang nên phần lớn sông ở nước ta là những con sông nhỏ, ngắn, diện tích lưu vực dưới 500 km2 và chiều dài dòng chảy chưa đến 100km. Các con sông này đa số nằm ở vùng biển, có đến 2170 sông, chiếm 92,5% tổng số sông suối của nước ta.
Tổng lượng phù sa hàng năm của sông lớn
Ở vùng đồi núi của nước ta, quá trình xâm thực và bào mòn bề mặt địa hình diễn ra mạnh. Sông lại bắt đầu từ những vùng đồi núi nên đã mang theo lượng đất đá lớn, giúp cho sông ngòi nước ta giàu phù sa, bình quân khoảng 200 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%, sông Mê Công 70 triệu tấn/năm, chiếm 35%. Việc này đã góp phần tạo điều kiện cho đồng bằng được mở rộng ra biển.
Sông ngòi hướng theo cấu trúc địa hình (Tây Bắc – Đông Nam, Vòng cung)
Theo hướng cấu trúc địa hình và địa thế thấp dần từ phía Tây Bắc – Đông Nam, phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tiêu biểu như sông Hồng, sông Chảy, sông Đà, sông Thái Bình,…
Ngoài ra, nước ta còn có các khu vực đồi núi có hướng vòng cung tạo nên mạng lưới sông ngòi có hình nan quạt, khả năng tập trung nước rất nhanh. Điển hình như sông Đà, sông Thao, sông Lô gặp nhau ở Việt Trì.
Địa hình có tính phân bậc
Địa hình có sự tương phản giữa miền núi và đồng bằng, lại có tính phân bậc rõ rệt, do đó, sông ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ vùng thượng lưu về hạ lưu, trên một dòng sông sẽ có khúc chảy êm đềm, có khúc nhiều ghềnh thác, sông đào lòng dữ dội.
Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã nắm rõ sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đến sông ngòi Việt Nam. Nếu thấy thông tin bài viết hữu ích, đừng quên để lại một like, share hoặc comment ở phần bình luận bên dưới bài viết của Hoc365 nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?