Nước ta có tiềm năng dầu khí phát triển mạnh mẽ. Hiện tại, tiềm năng dầu khí của Việt Nam đang tập trung chủ yếu tại thềm lục địa biển Đông. Vậy bạn có biết hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là gì không, cùng Hoc365 đi tìm câu trả lời nhé!
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là?
Câu hỏi trắc nghiệm: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
A. Sông Hồng và Trung Bộ.
B. Cửu Long và Sông Hồng.
C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu – Mã Lai.
Đáp án: C. Nam Côn Sơn và Cửu Long.
Trả lời bằng lời: Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long.
Thông tin chi tiết về bể dầu Nam Côn Sơn và bể dầu Cửu Long
Bể dầu Nam Côn Sơn hay còn gọi là bồn trũng Nam Côn Sơn, bể Nam Côn Sơn. Bể Nam Côn Sơn có diện tích khoảng 100.000 km vuông và nằm ở thềm lục địa phía Nam của nước ta.
Phía Đông bể Nam Côn Sơn là bể Tư Chính – Vũng Mây, phía Nam là đới nâng Natuna, phía Tây là đới nâng Côn Sơn.
Hoạt động tìm kiếm cũng như thăm dò dầu khí ở bể Nam Côn Sơn được bắt đầu từ những thập niên 1970 của thế kỷ XX. Được biết, bể dầu đã từng có đến 26 nhà thầu dầu khí ở nước ngoài tham gia, khảo sát gần 60 nghìn km vuông địa chấn A2 và hơn 5000 km vuông địa chấn 3D. Đồng thời các nhà thầu cũng tiến hành khoan 78 giếng khoan thăm dò, thẩm lượng khai thác, xác lập được 5 mỏ và 17 phát hiện về dầu khí.
Về bể dầu Cửu Long, hay còn gọi là bồn trũng Cửu Long, bể trầm tích Cửu Long. Bể dầu Cửu Long có trữ lượng tài nguyên dầu khí lên đến hơn 3,5 tỷ tấn quy dầu, từ 800 đế 850 triệu tấn dầu quy đổi. Con số này tương đương với trữ lượng và tiềm năng hydrocacbon tại chỗ khoản hơn 3 tỷ tấn quy dầu.
Tính đến nay thì bể dầu Cửu Long có sản lượng dầu hàng năm chiếm hơn 80% của tổng sản lượng khai thác của ngành dầu khí nước ta.
Hiện nay, Nam Côn Sơn và bể Cửu Long là hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta ở thềm lục địa biển Đông.
Câu trắc nghiệm liên quan
Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Là biển nhỏ trong các biển của Thái Bình Dương.
C. Nằm ở rìa phía Đông của Thái Bình Dương.
D. Phía Đông và Đông Nam mở ra đại dương.
Đáp án đúng: A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của biển Đông được thể hiện rõ trong đặc điểm nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23 độ C.
B. Độ mặn trung bình 32 – 33%, thay đổi theo mùa.
C. Sóng biển mạnh nhất vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc.
D. Trong năm thủy triều biến động theo hai mùa lũ cạn.
Đáp án đúng: A. Nhiệt độ nước biển cao, trung bình năm trên 23 độ C.
Câu 3: Đặc điểm chung của vùng biển nước ta là
A. Biển lớn, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm.
B. Biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm.
C. Biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa.
D. Biển nhỏ, mở và mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
Đáp án đúng: C. Biển lớn, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa.
Câu 4: Vùng kinh tế nào sau đây của nước ta có duy nhất một tỉnh giáp biển?
A, Đông Nam Bộ.
B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Đáp án đúng: B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: Những tỉnh, thành phố nào sau đây của nước ta có hai huyện đảo?
A. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
B. Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
C. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Kiên Giang.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
Đáp án đúng: D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang.
Hoc365 hy vọng rằng thông qua nội dung trên, bạn có thể biết được hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là gì. Đồng thời, bạn cũng cập nhật thêm nhiều nội dung về Địa lý trong chương trình học. Chúc bạn làm bài kiểm tra, bài thi tốt nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng phòng hộ ở Tây Nguyên là?