Trên phương diện địa lý và pháp lý, lãnh thổ Việt Nam luôn là một khối thống nhất toàn vẹn. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn lãnh thổ bao gồm? Cùng Hoc365 đi tìm lời giải đáp nhé!
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm?
A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển.
C. Vùng đồi núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng.
D. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Đáp án: D. Vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Trả lời bằng lời: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển.
Nội dung chi tiết:
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng biển, trong đó.
Vùng đất:
- Vùng đất tự nhiên của nước ta có diện tích là 331 212 km vuông, bao gồm đất liền và hải đảo.
- Các điểm cực trên phần đất liền Việt Nam như sau:
- Điểm cực Bắc: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
- Điểm cực Nam: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Cà Mau.
- Điểm cực Tây: Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
- Điểm cực Đông: Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Vùng biển:
- Nước ta có diện tích biển khoảng 1 triệu km vuông.
- Các đảo xa nhất về phía Đông của nước ta thuộc về quần đảo Hoàng Sa (tp. Đà Nẵng) và Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa).
Vùng trời:
- Vùng trời là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ Việt Nam.
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1: Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta
A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
B. có thảm thực vật bốn màu xanh tốt
C. có khí hậu hai mùa rõ rệt
D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
Đáp án: D. mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 2: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào sau đây?
A. Có nền nhiệt độ cao.
B. Lượng mưa trong năm lớn.
C. Có bốn mùa rõ rệt.
D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Đáp án: A. Có nền nhiệt độ cao.
Câu 3: Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ
A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau
B. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau
C. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang
D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang
Đáp án: D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Câu 4: Đường biên giới dài nhất trên đất liền nước ta là
A. Lào
B. Trung Quốc
C. Campuchia
D. Thái Lan
Đáp án: A. Lào
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là
A. Bến Tre, Trà Vinh
B. Hậu Giang, Vĩnh Long
C. Sóc Trăng, Bạc Liêu
D. Cà Mau, Kiên Giang
Đáp án: B. Hậu Giang, Vĩnh Long
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển. Nội dung thông tin này của Hoc365 sẽ giúp bạn củng cố thêm kiến thức về Địa lí, đồng thời hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh lãnh thổ nước ta.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
Biện pháp chủ yếu để tăng diện tích rừng phòng hộ ở Tây Nguyên là?