Tây Nguyên là vùng đất có tiềm năng phát triển kinh tế lớn nhờ vào sản xuất cây công nghiệp. Trong bài viết sau đây, Hoc365 sẽ giải đáp câu hỏi nêu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên để bạn tham khảo nhé!
Nêu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên
Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên chính là:
- Hoàn thiện, quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp có kế hoạch và cơ sở khoa học, đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp, giúp vừa hạn chế những rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, vừa sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Đẩy mạnh khâu chế biến các sản phẩm cây công nghiệp và xuất khẩu ra nước ngoài.
Câu hỏi trắc nghiệm
Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là:
A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
B. Mở rộng diện tích đi đôi với nâng cao năng suất.
C. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế trang trại.
D. Tăng cường lực lượng lao động nhất là lao động có tay nghề.
Đáp án: A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
Giải thích : Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu sản phẩm.
Bằng cách này, sản phẩm cây công nghiệp ở Tây Nguyên được gia công và chế biến thành sản phẩm có giá trị hơn, đồng thời xuất khẩu ra thị trường quốc tế, tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân và đưa ngành cây công nghiệp ở Tây Nguyên phát triển bền vững hơn.
Một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên
Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển cây công nghiệp như đất trồng, khí hậu, địa hình,… Một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên chính là:
Cà phê: Đây là câu công nghiệp quan trọng số 1 của vùng với diện tích hơn 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Cà phê được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.
Chè: Chè được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và Gia Lai. Chè búp được thu hoạch rồi đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ (Gia Lai), Bảo Lộc,…
Cao su: Tây Nguyên là vùng trồng cao su lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ. Được trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.
Dâu tằm: Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta, tập trung ở các cao nguyên Di Linh – Lâm Đồng.
Hoc365 vừa giải đáp đến bạn câu hỏi tự luận nêu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội trong sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên để lại đánh giá tích cực để ủng hộ chúng tôi nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?