Vụ Đông là vụ sản xuất đặc trưng và quan trọng của các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng. Vậy việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa kinh tế chủ yếu là gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa kinh tế chủ yếu là:
A. Tạo việc làm thường xuyên cho lao động.
B. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
D. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
Đáp án: B. Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
Giải thích nhanh: Việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa kinh tế chủ yếu là đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
Giải đáp chi tiết: Việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa kinh tế chủ yếu là?
Việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng giúp đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, vụ Đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
Đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp sẽ giúp gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho nông dân. Ngoài ra, điều này còn giúp tăng cường độ bền vững của nền kinh tế nông nghiệp vì khi một sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên hoặc thị trường, các sản phẩm khác vẫn có thể duy trì sản xuất.
Năm 2020, các tỉnh phía Bắc đặt mục tiêu gieo trồng từ 420.000-450.000 ha cây vụ Đông, tăng khoảng 10-20% diện tích so với vụ Đông năm 2019. Sản lượng phấn đấu đạt khoảng 4,6 triệu – 4,9 triệu tấn, tăng từ 10-15% so với vụ Đông năm 2019. Tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34 – 36.000 tỷ đồng.
Trong số đó, các tỉnh đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 41% diện tích cây vụ Đông. Những loại cây trồng phổ biến là ngô, khoai tây, đậu tương, lạc, khoai lang, rau màu các loại. Nông sản chủ yếu tiêu thụ nội địa, một phần dành cho xuất khẩu.
Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 1. Vấn đề nổi bật trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Khả năng mở rộng diện tích khá lớn.
B. Phần lớn là diện tích đất phù sa không được bồi đắp hằng năm.
C. Diện tích đất nông nghiệp bị hoang mạc hoá rộng.
D. Đất đai ở nhiều nơi bị bạc màu.
Câu 2. Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ngày càng thu hẹp là do
A. Đất chuyên dùng và thổ cư mở rộng.
B. Đất dùng xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
C. Dân số đông và gia tăng nhanh.
D. Đất lâm nghiệp ngày một tăng.
Câu 3. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng do phát triển mạnh ngành công nghiệp nên
A. Đất lâm nghiệp ngày càng tăng.
B. Đất chuyên dùng giảm mạnh.
C. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
D. Đất ở, đất chuyên dùng giảm.
Câu 4: Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lương ở nước ta là :
A. Khí hậu nhiệt đới gió màu độ ẩm cao.
B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Vị trí thuận lợi.
D. Thị trường tiêu thụ lớn
Câu 5: Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do
A. Khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn.
B. Có nguồn lao động dồi dào.
C. Khí hậu thuận lợi.
D. Nhu cầu thị trường tăng cao.
Hoc365 vừa giải đáp chi tiết đến bạn việc đẩy mạnh sản xuất vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa kinh tế chủ yếu là gì? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới mỗi ngày nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?