Việt Nam là đất nước có nhiều dãy núi đẹp và hùng vĩ. Trong số đó, dãy núi cao nhất nước ta là điểm đến của nhiều người yêu thích leo núi. Vậy dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta là? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Câu hỏi trắc nghiệm
Dãy núi cao nhất nước ta là?
A. Hoàng Liên Sơn
B. Pu Đen Đinh
C. Pu Sam Sao
D. Trường Sơn Bắc
Đáp án: A. Hoàng Liên Sơn
Giải thích nhanh: Dãy núi cao nhất ở nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fansipan cao 3143m.
Giải đáp chi tiết: Dãy núi cao nhất của nước ta là?
Dãy núi cao nhất Việt Nam có tên là Hoàng Liên Sơn, phần lớn diện tích nằm tại Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Yên Bái. Dãy núi rộng hơn khoảng 30km, chạy dài 180 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đầu mút phía Đông Nam của dãy núi Himalaya.
Hoàng Liên Sơn là một dãy núi cao, 16 trên tổng 20 đỉnh núi cao nhất Việt Nam đều thuộc dãy Hoàng Liên Sơn. Trong đó, đỉnh cao nhất là Fan-xi-păng, được coi là “nóc nhà Đông Dương” với độ cao lên đến 3143m. Fan-xi-păng cũng là đỉnh núi cao nhất Đông Nam Á và thu hút rất nhiều người yêu thích leo núi đến chinh phục, khám phá.
Ngoài ra, dãy núi Hoàng Liên Sơn còn có nhiều đỉnh núi khác như: Lào Thần Tòng, Nhất Chi Mai, Mường Hoa… với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và đa dạng, thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan mỗi năm.
Tìm hiểu về dãy núi Hoàng Liên Sơn
Nguồn gốc của tên Hoàng Liên Sơn bắt nguồn từ đặc điểm của dãy núi này có nhiều cây hoàng liên, đây là loại cây nhỏ và sống lâu năm.
Địa hình dãy Hoàng Liên Sơn
Dãy núi Hoàng Liên Sơn được xem là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam. Dãy núi này nằm giữa hai con sông lớn chảy qua lãnh thổ Việt Nam là sông Hồng và sông Đà.
Hoàng Liên Sơn có nhiều sườn dốc và đỉnh núi nhọn, đan xen là thung lũng hẹp và sâu. Trong đó gồm nhiều ngọn núi cao trên 2800m, có thể kể đến núi Ngũ Chỉ Sơn cao 3900 m, núi Pú Luông cao 2938m và núi Fansipan cao 3143m.
Phía Bắc của Hoàng Liên Sơn tiếp cận với cao nguyên Vân Quý, phía Đông là thung lũng sông Hồng, phía Nam là thung lũng sông Đà, còn phía Tây là một số cao nguyên.
Đá ở dãy Hoàng Liên Sơn là đá mắc ca xâm nhập, mắc ca phun trào. Còn đất thì chủ yếu là loại đất mùn núi cao do địa hình là các dãy núi cao.
Cảnh quan rừng ở dãy Hoàng Liên Sơn sẽ gồm hai kiểu chính là rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Đặc biệt, ở Hoàng Liên Sơn có Vườn quốc gia Hoàng Liên với quần thể động vật và thảm thực vật phong phú.
Khí hậu dãy núi Hoàng Liên Sơn
Dãy núi Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều, vào mùa đông còn có tuyết rơi:
- Từ độ cao 2000 – 2500m: Thời tiết dãy Hoàng Liên Sơn có mưa nhiều và khí hậu lạnh.
- Độ cao trên 2500m, khí hậu lạnh hơn và gió thổi mạnh hơn. Trên đỉnh núi mây mù bao phủ quanh năm.
Dân cư dãy Hoàng Liên Sơn
Do địa hình dãy núi Hoàng Liên Sơn là đồi núi và thung lũng nên dân cư tập trung thưa thớt so với các vùng đồng bằng châu thổ. Người dân sinh sống ở núi Hoàng Liên Sơn đa số là các dân tộc thiểu số, tiêu biểu là người Thái, Mông (H’Mông), Dao,…
Giao thông của khu vực Hoàng Liên Sơn hình thành là do người dân đi bộ, đi ngựa để tạo đường mòn.
Dân cư được phân bổ theo độ cao từ thấp đến nơi cao là:
- Độ cao dưới 700m chủ yếu là nơi cư trú của người dân tộc Thái.
- Độ cao từ 700m – 1000m chủ yếu là nơi cư trú của người dân tộc Dao.
- Độ cao trên 1000m là nơi cư trú của dân tộc Mông.
Câu hỏi thường gặp
Dãy núi dài nhất nước ta là
Dãy núi Trường Sơn là dãy núi dài nhất nước ta với 1100 km.
Top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam?
10 dãy núi cao nhất Việt Nam lần lượt là: Fansipan, Pusilung, Putaleng, Ky Quan San, Khang Su Văn, Tả Liên Sơn, Tà Chì Nhù, Pờ Ma Lung, Nhìu Cồ San, Chung Nhía Vũ.
Đỉnh núi cao nhất thế giới?
Đỉnh Everest cao 8.848,86m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Hoc365 vừa giải đáp chi tiết nhất đến bạn câu hỏi trắc nghiệm dãy núi nào cao nhất Việt Nam? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên để lại đánh giá tích cực để tiếp thêm động lực cho chúng tôi gửi đến bạn nhiều kiến thức mới hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?