Nhật Bản là một quốc gia có địa hình chủ yếu là đồi núi và núi lửa, điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Đặc biệt, tại đây nổi tiếng với nhiều thiên tai, động đất, bão, sóng thần. Vậy đặc điểm khí hậu của đất nước này như thế nào? Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản? Cùng Hoc365 lý giải ngay trong bài viết này nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
A. Lượng mưa tương đối cao.
B. Thay đổi từ bắc xuống nam.
C. Có sự khác nhau theo mùa.
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Đáp án: D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
Giải đáp nhanh: Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Khí hậu có sự phân hóa, phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới.
Giải thích chi tiết: Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản?
Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu ôn đới – cận nhiệt đới. Khí hậu Nhật Bản mang tính trung gian giữa đới lạnh và đới nóng nên thời tiết thay đổi khá thất thường.
- Khí hậu gió mùa, mưa nhiều
- Thay đổi theo chiều từ Bắc xuống Nam
- Phía Bắc: khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh và có tuyết rơi
- Phía Nam: khí hậu cận nhiệt đới, mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh lắm, có mưa lớn và bão
Đặc điểm khí hậu của Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở bán cầu Nam, trong khu vực có khí hậu ôn đới nhưng lại có vị trí địa lý trải dài sang khu vực cận nhiệt đới. Chính vì thế, khí hậu có sự phân bố không đều, biến đổi rõ rệt từ phía Bắc vào Nam.
Khí hậu Nhật Bản mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường và có sự khác nhau theo mùa. Lượng mưa trung bình và các mùa được thể hiện rất rõ, lượng mưa hằng năm dao động khoảng 500-1000mm.
Phía Bắc chủ yếu là mùa lạnh và nhiều tuyết, mùa đông kéo dài hơn bình thường. Phía Nam có mùa hè nóng bức, mùa đông không quá lạnh và đặc biệt là thường có mưa lớn.
Đặc điểm nổi bật của khí hậu Nhật Bản là có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt.
- Mùa Xuân (tháng 3-5): Bắt đầu khi nhiệt độ tăng dần và các đợt không khí lạnh giảm dần. Mùa này thời tiết dễ chịu, đây là thời điểm đẹp nhất khi hoa Anh đào nở. Cuối xuân sẽ xuất hiện các cơn mưa, độ ẩm tăng lên.
- Mùa Hạ (tháng 6-8): Đầu hè thời tiết mưa lớn nhiều, bắt đầu từ phía Nam và chuyển dần lên phía Bắc. Miền Bắc trời nóng bức, ngột ngạt. Các vị trí gần biển và đồi núi sẽ mát mẻ hơn, thích hợp để đi leo núi.
- Mùa Thu (tháng 9-11): Mùa thu mát mẻ, dễ chịu, tuy nhiên đầu thu hay có bão. Giữa tháng 10 trở đi trời bắt đầu lạnh, lá cây cũng ngả sang vàng và đỏ rất thơ mộng.
- Mùa Đông (tháng 12-2): Thời tiết lạnh giá, có tuyết rơi dày đặc trừ vùng á nhiệt đới. Nhiệt độ có thể đạt mức trung bình là 5-10 độ C. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm du lịch nhộn nhịp hơn.
Các câu hỏi thường gặp khác
Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là?
Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là ôn đới và cận nhiệt đới.
Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của vùng nào ở Nhật Bản?
Mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết là đặc điểm khí hậu của phía bắc Nhật Bản.
Vừa rồi, Hoc365 đã đưa ra đáp án cho câu hỏi Ý nào sau đây không đúng với khí hậu của Nhật Bản cũng những phân tích chi tiết. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật thêm nhiều kiến thức về Địa lý và các môn khác nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?