Vùng biển là một phần quan trọng của đất nước Việt Nam, đặc biệt là về kinh tế và du lịch. Với hải đảo và bờ biển dài, vùng biển của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm đáp án cho câu hỏi vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào? Cùng Hoc365 tham khảo ngay nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào?
A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Đáp án: B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Giải thích chi tiết: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào?
Việt Nam là một quốc gia có vùng biển lớn nằm ở ven bờ tây Biển Đông. Trong Biển Đông, có hai vịnh lớn liên quan đến Việt Nam là vịnh Thái Lan ở phía tây nam rộng khoảng 293.000 km2 và vịnh Bắc Bộ ở phía tây bắc, có diện tích khoảng 130.000 km2. Đây là vùng biển duy nhất nối liền hai đại dương – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
Để hiểu hơn về vùng biển Việt Nam, độc giả hãy cùng Hoc365 khái quát một số đặc điểm của vùng biển này trong nội dung dưới đây nhé.
Diện tích vùng biển Việt Nam
- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông. Đây là vùng biển kín, có diện tích 3.477.000km2, nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á.
- Nằm trải rộng từ xích đạo đến chí tuyến Bắc.
- Diện tích vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông là khoảng 1 triệu km2.
- Có 2 vịnh: Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ.
- Vùng biển Việt Nam thông qua hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Đặc điểm khí hậu của vùng biển Việt Nam
Về đặc điểm khí hậu:
- Nhiệt độ trung bình khoảng khoảng 23 độ C, biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Ở biển mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn so với đất liền.
- Lượng mưa ở biển đạt từ 1110 – 1300mm/ năm, ít hơn so với đất liền.
- Sương mù thường xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa hạ.
- Chế độ gió chia theo mùa: gió Đông Bắc chiếm ưu thế từ tháng 10 tới tháng 4 năm sau, gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11. Riêng vịnh Bắc Bộ có gió hướng Nam. Sức gió trên biển mạnh hơn đất liền.
Về đặc điểm hải văn:
- Chế độ hải văn theo mùa
- Dòng biển hình thành tương ứng 2 mùa gió chính: Dòng biển mùa đông sẽ chảy theo hướng Đông Bắc và dòng biển mùa hạ chảy hướng Tây Nam. Dòng biển kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển.
- Thủy triều phức tạp và có phần độc đáo, điển hình trên thế giới phải kể đến nhật triều, bán nhật triều.
- Độ mặn nước biển trung bình 30 – 33%
Tài nguyên biển
- Tài nguyên vùng biển Việt Nam khá đa dạng, bao gồm thủy sản, khoáng sản, du lịch, giao thông. Đây là cơ sở để phát triển kinh tế biển.
- Vùng biển giàu tiềm năng nhưng cũng có nhiều thiên tai, nguy hiểm.
Các câu hỏi thường gặp khác
Vùng biển của Việt Nam là một phần của
A. Biển Hoa Đông B. Biển Đông C. Biển Xu-lu D. Biển Gia-va
Đáp án: B. Biển Đông
Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc B. Phi-lip-pin C. Đông Ti mo D. Ma-lai-xi-a
Đáp án: C. Đông Ti mo
Vùng biển Việt Nam gồm những vùng nào?
Vùng biển Việt Nam bao gồm: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.
Trên đây là đáp án cho câu hỏi vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào? Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi thông tin thêm sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vùng biển Việt Nam. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tham khảo tất tần tật kiến thức địa lý từ lớp 1 đến lớp 13 nhé.
Bài viết liên quan
Cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô được hình thành nhiều nhất ở vùng nào
Thành phần loài chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là
Phân tích ý nghĩa của biển và đại dương đối với đời sống xã hội
Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió phơn Tây Nam là
Các nhân tố làm cho vùng xích đạo có mưa rất nhiều là
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình vùng thềm lục địa nước ta là
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi nước ta đa dạng?
Hai bể dầu khí có trữ lượng lớn nhất ở thềm lục địa biển Đông nước ta là
Theo chiều Bắc-Nam chủ quyền lãnh thổ nước ta kéo dài khoảng
Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn bao gồm
Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo?
Đường mía là sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến sản phẩm
Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt ở đồng bằng sông Hồng là
Than nâu tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?