Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Sau khi tham gia vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế nước Pháp bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Đứng trước thực trạng đó, Pháp đã không ngừng tăng cường thực hiện chính sách khai thác thuộc địa. Vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé.

sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì?

Sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt Nam. Điều này đã khiến cho nền chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội ở nước ta ngày càng có nhiều biến đổi sâu sắc.

Về chính trị

  • Pháp bắt đầu thực hiện chính sách chia để trị, cụ thể họ chia đất nước ta thành ba kỳ với ba chế độ chính trị độc lập nhau. Ngoài ra, thực dân Pháp tìm mọi cách để thực hiện chia rẽ khối đoàn kết giữa các tôn giáo, dân tộc đa số và thiểu số.
  • Bộ máy chính quyền tại nông thôn bao gồm cường hào và địa chủ bị họ lợi dụng một cách triệt để nhằm mục đích củng cố quyền lực và địa vị.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì

Kinh tế

  • Tăng cường khai thác thuộc địa để có thể bù đắp những thiệt hại tại đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp tại nước ta: đầu tư đồn điền cao su, khai thác mỏ, đánh thuế nặng vào những hàng hóa được nhập về Việt Nam, tại ngân hàng Đông Dương độc quyền phát hành giấy bạc,…

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam

Văn hóa giáo dục

  • Thực dân pháp ra sức tổ chức, khuyến khích người dân tham gia vào những tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè,…
  • Thực thi triệt để chính sách giáo dục nô dịch để tạo nên tâm lý tự ti trong nhân dân ta. Đồng thời qua đó củng cố sự quyền uy của bản thân.
  • Để thực hiện được chính sách ngu dân, thực dân Pháp hạn chế tối đa việc mở trường học.
  • Ra sức xuất bản những bài báo tuyên truyền công khai nhằm truyền bá sự ảo tưởng về hòa bình và gieo rắc chính sách khai hóa, hợp tác cùng bọn cướp nước, vua quan bù nhìn.

Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào sau chiến tranh the giới thứ nhất

Xã hội

  • Giai cấp địa chỉ phong kiến: phần lớn bắt tay với Pháp để thực hiện bóc lột nhân dân. Chỉ có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
  • Giai cấp tư sản: sau đời sau chiến tranh và có hai bộ phận chủ yếu là tư sản mại bản (tay sai của Pháp) và tư sản dân tộc (có tinh thần yêu nước nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp).
  • Giai cấp tiểu tư sản thành thị: tăng nhanh về mặt số lượng nhưng nhanh chóng bị Pháp tấn công, có đời sống khó khăn. Tuy nhiên, đây được xem là lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam.
  • Giai cấp nông dân: chiếm đến 90% trong tổng dân số, thường xuyên bị bóc lột và chịu nhiều chèn ép, ngược đãi. Do đó, tinh thần yêu nước và chủ động tham gia cách mạng của họ rất cao.
  • Giai cấp công nhân: phát triển nhanh về số lượng và chất lượng mặt tư tưởng. Họ sống tập trung thành từng nhóm và có ý thức kỷ luật cao. Bị các tầng lớp bù nhìn, cướp nước áp bức nên sớm có tinh thần yêu nước và nhanh chóng trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

Một số bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện trong thời gian nào?

A. 1914
B. 1918
C. 1919
D. 1920

Đáp án: C. 1919

Câu 2: Nguyên nhân thúc đẩy cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là gì?

A. Chuẩn bị cho chiến tranh thế giới.
B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
C. Phát triển thuộc địa.
D. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ của Pháp.

Đáp án: B. Bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.

Câu 3: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Pháp là gì?

A. Vừa khai thác vừa chế biến.
B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng.
D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Đáp án: D. Tăng cường đầu tư thu lãi cao.

Câu 4: Tư bản Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Giao thông vận tải.
D. Khai mỏ

Đáp án: A. Nông nghiệp.

Câu 5: Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?

A. Cao su và than có giá trị cao.
B. Việt Nam nhiều cao su và than.
C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.
D. Cao su và than dễ khai thác.

Đáp án: C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

Câu 6: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam?

A. Nền kinh tế Việt Nam Phát triển độc lập.
B. Nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, không phát triển.
C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
D. Nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào nền kinh tế Pháp.

Đáp án: C. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm, lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Trắc nghiệm môn Lịch sử

Hy vọng với những thông tin Hoc365 vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ giải đáp được bài tập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chương trình gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên chia sẻ cùng chúng tôi tại phần bình luận bên dưới nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.