Lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là?

5/5 - (5 bình chọn)

Tháng 10/1930, sau 8 tháng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Luận cương chính trí của Đảng Cộng sản Đông Dương được thông qua. Trong đó xác định chiến lược cách mạng, nhiệm vụ chiến lược, lực lượng và phương pháp cách mạng. Vậy lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm

Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị (10 – 1930) là?

A. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, trung và tiểu địa chủ.
B. công nhân, nông dân.
C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
D. công nhân, nông dân, trí thức.

Đáp án: B. công nhân, nông dân.

lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

Trả lời chi tiết: Lực lượng cách mạng được nêu ra trong Luận cương chính trị (10 – 1930) là?

Luận cương chính trị (10/1930) xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Cụ thể:

Giai cấp vô sản vừa làm động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Lực lượng đông đảo nhất và cũng là động lực mạnh của cách mạng là dân cày.

Tư sản thương nghiệp đứng về phe đế quốc và địa chủ để chống lại cách mạng. Trong khi đó, tư sản công nghiệp đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng đạt đến sự phát triển cao thì họ theo đế quốc.

lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là

Đối với giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp có thái độ do dự, tiểu tư sản thương gia không tán thành cách mạng, còn tiểu tư sản tri thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời gian đầu. Chỉ có các phần tử lao động khổ ở đô thị như người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng.

Thông tin thêm: Nội dung Luận cương chính trị (10/1930)

Ngoài lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị, nội dung của Luận cương còn bao gồm các ý chính sau:

Chiến lược cách mạng: Luận cương phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và khẳng định chính chất của cuộc cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền. Sau khi thắng lợi cách mạng tư sản dân quyền thì tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản và tiến thẳng lên con đường Xã hội chủ nghĩa.

Mâu thuẫn gia cấp: Diễn ra giữa thợ thuyền, dân cày cùng với các phần tử lao động khổ và địa chủ phong kiến, tư bản đế quốc.

Nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cách mạng ruộng đất để đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập cho Đông Dương. Trong 2 nhiệm vụ này, Luận cương nêu rõ: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” và là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.

Nội dung Luận cương chính trị (10/1930)

Phương pháp cách mạng: Vũ trang bạo động là con đường cách mạng để đạt được những mục tiêu cơ bản là đánh đổ đế quốc phong kiến và giành chính quyền về tay công nông dân.

Vai trò lãnh đạo: Đảng Cộng sản đóng vai trò quan trọng, là điều kiện cốt lõi để thắng lợi trong cuộc cách mạng.

Hạn chế của luận cương là còn nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, chưa thấy rõ được khả năng cách mạng của nhiều tầng lớp khác nhau ngoài công nhân và nông dân.

Nội dung Luận cương chính trị (10/1930)

Các câu hỏi thường gặp khác

Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng do ai khởi thảo?

Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng do Trần Phú khởi thảo.

Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”?

Luận cương chính trị tháng 10-1930

Hoc365 vừa trả lời câu hỏi lực lượng cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. Những thông tin vừa rồi có hữu ích với độc giả không? Nếu có hãy để lại Like và Share để ủng hộ Hoc365 tiếp tục cập nhật kiến thức Lịch sử hay nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.