Chính sách chuyên chế triệt để mà thực dân pháp thi hành ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Rate this post

Chính sách chuyên chế triệt mà thực dân pháp thi hành ở Việt Nam được thể hiện như thế nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây của Hoc365. Cùng tìm hiểu nhé!

Chính sách chuyên chế triệt mà thực dân pháp thi hành ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?

A. Mọi quyền hành nắm trong tay người Pháp
B. Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp và vua quan Nam triều
C. Mọi quyền hành nằm trong tay vua quan Nam Triều
D. Mọi quyền tự do, dân chủ của người Việt Nam bị tước đoạt

Đáp án đúng: A. Mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp

Giải thích: Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam, chính sách đó được thể hiện như thế nào?

Thực dân Pháp tiến hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam, chính sách này được thể hiện là mọi quyền hành đều nắm trong tay người Pháp.

Giải thích: Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để ở Việt Nam, chính sách đó được thể hiện như thế nào?

Tìm hiểu: Chính sách chuyên chế triệt để của thực dân Pháp

Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp

Hoàn cảnh

  • Sau thế chiến thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Versailles – Washington.
  • Hậu quả nặng nề của chiến tranh khiến cho các cường quốc tư bản Châu Âu gặp khó khăn, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.
  • Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, Nga Xô Viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.
  • Tình hình trên tác động mạnh mẽ đến nước ta.

Chính sách khai thác thuộc địa lần 2

Tại Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ 2, diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

  • Kinh tế: Thực dân Pháp đầu tư với tốc độ tương đối nhanh, có quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ năm 1924 – 1929, số vốn đầu tư rơi vào khoảng 4 tỷ phrăng.
  • Nông nghiệp: Được Pháp đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích các đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được Pháp thành lập.
  • Công nghiệp: Mở mang các ngành như muối, dệt, xay xát… đặc biệt là khai thác mỏ (than).
  • Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh, ngoại thương phát triển.
  • Giao thông vận tải: Cũng bắt đầu phát triển, đô thị mở rộng.
  • Ngân hàng Đông Dương: Nắm quyền hành kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay có lãi.
  • Tăng thu thuế: Ngân sách của Đông Dương thu vào năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.

Chính sách khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp

Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Chính trị

Pháp tăng cường các chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, mật thám, cảnh sát, nhà tù hoạt động ráo riết. Bên cạnh đó, Pháp còn cải cách chính trị – hành chính bằng cách đưa người Việt vào làm ở các công sở, lập Viện dân biểu…Tuy nhiên, mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp.

Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Văn hóa – giáo dục

  • Hệ thống giáo dục Pháp – Việt mở rộng. Các cơ sở sản xuất, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản sách báo cổ vũ chi chủ trương Pháp – Việt đuề huề.
  • Nhiều trào lưu tư tưởng, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kỹ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo sự chuyển hướng về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Những yếu tố văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại và đấu tranh với nhau.

Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp

Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi ‘Chính sách chuyên chế triệt để mà thực dân pháp thi hành ở Việt Nam được thể hiện như thế nào?’ và những thông tin liên quan đến chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở nước ta. Đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.